CHƯƠNG I: TÍCH PHÂN
I, Tích phân xác định
- Định nghĩa: Cho hàm số f trên [a;b]. Ta chia [a;b] thành n đoạn con [x1;x2] ; [x2;x3] ;..., [\(x_{n-1}\)];\(x_{n}\) với \(x_{i} = a + i\bigtriangleup x\); \(\bigtriangleup x = \frac{b-a}{n}\). Trong mỗi đoạn [\(x_{i-1}\);\(x_{i}\)], ta lấy \(x_{i}^{*}\) sao cho f(\(x_{i}^{*}\)) = chiều cao của hình chữ nhật
\(\displaystyle \lim_{n\to\infty}\) \(\displaystyle \sum_{n=1}^{n}\) \(f(x_{i}^{*})\) = \(\int_a^b f(x)dx\), nếu giới hạn trên có tồn tại
Nhận xét: \(\int_a^b f(x)dx\) không phụ thuộc vào tên biến x nên x cũng chỉ là kí hiệu
\(\Rightarrow\) \(\int_a^b f(x)dx\) = \(\int_a^b f(t)dt\) = \(\int_a^b f(r)dr\)
* Định nghĩa:
+ Diện tích có dấu (net signed area): \(\int_a^b f(x)dx\) = \(A_{1}\) - \(A_{2}\)
+ Diện tích hình học (total area): \(\int_a^b |f(x)|dx\) = \(A_{1}\) + \(A_{2}\)
* Tính chất của tích phân:
* Tính chất so sánh: (a\(\geq\)b) (Tích phân hóa)
1. Nếu \(f(x) \geq 0 \) và \(a \leq x \leq b\) \(\Rightarrow\) \(\int_a^b f(x)dx \geq 0\)
2. Nếu \(f(x) \geq g(x)\) và \(a \leq x \leq b\) \(\Rightarrow\) \(\int_a^b f(x)dx \geq \int_a^b g(x)dx\)
3. Nếu \(m \leq f(x) \leq M\) và \(a \leq x \leq b\) \(\Rightarrow\) \(m(b-a) \leq \int_a^b f(x)dx \leq M(b-a)\)
* Định lý giá trị trung bình trong tích phân
- Cho f liên tục trên [a;b], khi đó tồn tại \(c \epsilon [a;b]\) sao cho:
\(f(c)\) = \(f_{ave}\) = \(\frac{1}{b-a}\int_a^b f(x)dx\), với \(f_{ave}\) là \(f\) trung bình
\(\Leftrightarrow\) \(\int_a^b f(x)dx\) = \(f(c)(b-a)\)
\(\Leftrightarrow\) \(\int_a^b f(x)dx\) = \(f(c)(b-a)\)
II, Định lý cơ bản của giải tích
* Định lý: Nếu f(x) liên tục trên [a;b] và hàm F(x) được xác định bởi:
F(x) = \(\int_a^x f(t)dt\), thỏa mãn, F'(x) = f(x) trong [a;b]
* Tổng quát:
\(\frac{d}{dx}\)\(\int_{v(x)}^{u(x)} f(t)dt\) = \(u'(x).f(u(x)) - v'(x).f(v(x))\)
* Định lý: f liên tục trên [a;b] có nguyên hàm là F thì:
\(\int_a^b f(x)dx\) = F(b) - F(a) = \(F(x)|_{a}^{b}\)
III, The net change theorem
- Giả sử 1 vật thể chuyển động thẳng có phương trình: s(t)
\(\Rightarrow\) \(\frac{ds(t)}{dt}\) = v(t) là tốc độ chuyển động của vật (m/s)
\(\Leftrightarrow\) s'(t) = v(t)
\(\Rightarrow\) \(\int_{t_{1}}^{t_{2}} \frac{ds(t)}{dt}dt\) = \(\int_{t_{1}}^{t_{2}} v(t)dt\) = s(t2) - s(t1) = Khoảng cách thay đổi trong khoảng thời gian \(t_{1} \rightarrow t_{2}\) (displacement)
\(\Rightarrow\) Total distance traveled (Tổng quãng đường đi được): \(\int_{t_{1}}^{t_{2}} |v(t)|dt\)
+ Displacement: \(\int_{t_{1}}^{t_{2}} v(t)dt\) = A1 - A2 + A3
+ Distance: \(\int_{t_{1}}^{t_{2}} |v(t)|dt\) = A1 + A2 + A3
* Tính chất:
+ Nếu f là hàm chẵn, f(-x) = f(x) thì: \(\int_{-a}^a f(x)dx\) = \(2\int_0^a f(x)dx\)
+ Nếu f là hàm lẻ, f(-x) = -f(x) thì: \(\int_{-a}^a f(x)dx\) = 0
IV, Phép đặt ẩn phụ (Substitution)
Đặt: g(x) = u \(\Rightarrow\) g'(x) = \(\frac{du}{dx}\) \(\Leftrightarrow\) g'(x)dx = du
\(\Rightarrow\) \(\int f(g(x))g'(x)dx\) = \(\int f(u)du\)
Bài tập:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4*: Tính hàm chẵn \(\int_{-2}^{2} (3x^{8} - 2)dx\) và kiểm tra công thức đã cho có đúng là hàm chẵn không?
Bài 5*: Tính tích phân xác định của hàm lẻ -5sinx trên khoảng [−π, π]
P/s: Đáp án của bài tập và tài liệu nghiên cứu thêm (nếu cần) được tổng hợp ở link dưới sau:
0 Nhận xét