CHƯƠNG II: GIỚI HẠN
I, Định nghĩa
- Ta có hàm số \(f(x)\) có giá trị L, khi \( x \rightarrow a \) thì \( f(x) \approx L \) khi x gần a (\( x \neq a \)) \(\Rightarrow \displaystyle \lim_{x \rightarrow a} f(x) = L\)
+ \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a{-}} f(x) = L\) khi x tiến tới a và nhỏ hơn a (giới hạn trái)
+ \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a{+}} f(x) = L\) khi x tiến tới a và lớn hơn a (giới hạn phải)
* Chú ý: \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a} f(x) = L\) khi và chỉ khi \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a{-}} f(x) \) = \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a{+}} f(x)\) = \(L\)
- Ta có, \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a} f(x) = \pm \infty\) nếu \(f(x)\) xác định xung quanh a nhưng không xác định tại a
- Nếu, \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a} f(x) = \pm \infty\) thì đường thẳng x = a là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = f(x)\)
II, Định luật giới hạn
* Định lý kẹp (The Squeeze Theorem)
\(f(x) \leq g(x) \leq h(x)\) khi x tiến tới a, nếu \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a} f(x) \) = \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a} h(x) \) = \(L\) \(\Rightarrow \displaystyle \lim_{x \rightarrow a} g(x) = L\)
Ví dụ: Chứng minh \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow 0} x^{2} sin \frac{1}{x} = 0 \)
Có: \(-1 \leq sin \frac{1}{x} \leq 1\)
\(\Rightarrow -x^{2} \leq x^{2}sin\frac{1}{x} \leq x^{2}\)
Mà: \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow 0} -x^{2} \) = \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow 0} x^{2} \) = 0
\( \Rightarrow \displaystyle \lim_{x \rightarrow 0} x^{2} sin \frac{1}{x} = 0 \) (đpcm)III, Tính liên tục (Continuity)
1, Định nghĩa
- 1 hàm số f được coi là liên tục tại 1 điểm, khi và chỉ khi nó thỏa mãn 3 điều kiện sau:
1, \(f(a)\) xác định
2, \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a} f(x) \) xác định
3, \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a} f(x) = f(a)\)
- Khi f không liên tục tại a, hoặc* f không xác định tại a, hoặc** limf(x) không tồn tại, hoặc*** có lim nhưng 2 lim khác nhau thì hàm đó bị gián đoạn (discontinuous):
* f có điểm gián đoạn tháo rời (removable discontinuity) tại điểm a nếu \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a} f(x) \)
** f có điểm gián đoạn nhảy (jump discontinuity) tại điểm a nếu \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a{-}} f(x) \) và \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a{+}} f(x) \) đều tồn tại nhưng 2 lim này không bằng nhau
*** f có gián đoạn vô hạn (infinite discontinuity) tại điểm a nếu \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a{-}} f(x) = \pm \infty \) hoặc \(\displaystyle \lim_{x \rightarrow a{+}} f(x) = \pm \infty \)
* Hệ quả: Nếu hàm số f(x) vừa liên tục trái tại a và vừa liên tục phải tại b thì ta nói hàm số f(x) liên tục trong khoảng (a,b)
* Tính chất: Nếu f và g là 2 hàm liên tục thì +, -, x, / của chúng cũng liên tục
* Lưu ý: Hàm đa thức, phân thức, căn thức, lượng giác, mũ và logarit thì xác định tại đâu, liên tục tại đó
* Định lý giá trị trung gian (The intermediate value theorem)
Giả sử f liên tục trên đoạn [a;b], \(f(a) \neq f(b) \) và N là giá trị bất kì nằm giữa a và b thì khi đó tồn tại c trong (a;b) sao cho: f(c) = N
\(\Rightarrow \) Hệ quả: Nếu f liên tục trên [a;b], f(a) < 0, f(b) > 0 hoặc ngược lại thì luôn tồn tại \(x_{0}\) là nghiệm của f(x) trong (a;b) sao cho f(a).f(b) < 0
Ví dụ: Chứng minh: \(4x^{3} - 6x^{2} + 3x -2 =0 \) luôn có nghiệm trong [1;2]
Có: f(1) = -1 < 0
f(2) = 12 > 0
\(\Rightarrow\) f(1).f(2) = -12 < 0
\(\Rightarrow\) Luôn tồn tại nghiệm trong [1;2]
Bài tập:
Bài 1: Tính
Bài 2: Tính
Bài 3: Tính
Bài 4: Tính
P/s: Đáp án của bài tập và tài liệu nghiên cứu thêm (nếu cần) được tổng hợp ở link dưới sau:
0 Nhận xét