CHƯƠNG I: HÀM SỐ
I, Định nghĩa
- Cho A, B là 2 tập hợp, 1 hàm f: \( A \rightarrow B \) là 1 quy tắc gán mỗi phần từ \( x \in A \) với mỗi phần tử riêng biệt \( f(x) \in B\)
- Trong đó: +) A là tập xác định (Domain)
+) B là tập đích (Codomain)
+) \( x \in A \), \(f(x) \) gọi là ảnh của x
+) Ảnh của f (Image): Im(f) = Range(f) (miền/tập giá trị) = \({f(x), x \in A} \leq B\)
Ví dụ: Cho \(f(x) = \sqrt{x-2} + 5 \). Tìm tập xác định và tập giá trị của hàm f
=> Tập xác định = \([2;\infty] \) => R
Tập giá trị = \([5;\infty] \)
II, Một số hàm cơ bản
- \(f(x) = ax + b \) (Hàm bậc nhất)
- \(f(x) = x^{2} , x^{3} ,... \) (Hàn đa thức)
- \(f(x) = \frac{ x^{2} + x}{ x^{3} + 1} \) (Hàm phân thức)
- \(f(x) = sinx, cosx,... \) (Hàm lượng giác)
- \(f(x) = a^{x} \) (a>0) (Hàm mũ)
- \(f(x) = \log_{a}{x} \) , \( x \in (0;\infty) \) (Hàm logarit)
III, Tính chất của hàm số
1, Hàm đồng biến (Increasing function)
\(\forall x,y: x \leq y \Leftrightarrow f(x) \leq f(y) \)
2, Hàm nghịch biến (Decreasing function)
\(\forall x,y: x \leq y \Leftrightarrow f(x) \geq f(y) \)
3. Hàm chẵn (Even function)
\( \forall x: f(-x) = f(x) \) - đối xứng qua trục tung
4, Hàm lẻ (Odd function)
\( \forall x: f(-x) = -f(x) \) - đối xứng qua gốc tọa độ
5, Hàm tuyến tính (Linear function)
- Là hàm có đồ thị hàm số thẳng (Oxy) và phẳng (Oxyz)
Cho \( f(x) = ax + b \), a là hệ số góc (slope)
Với, a>0: Hàm đồng biến
a<0: Hàm nghịch biến
a=0: Hàm hằng (Constant)
6, Hàm định nghĩa từng khoảng (Piecewise-defined function)
VD:\[
f(x) =
\begin{cases}
x^2 & \text{nếu } x < 0, \\
x + 1 & \text{nếu } 0 \leq x \leq 1, \\
2x - 1 & \text{nếu } x > 1.
\end{cases}
\]
IV, Phép tính trên hàm số
+ \((f \pm g)(x) = f(x) \pm g(x) \)
+ \((f.g)(x) = f(x) . g(x) \)
+ \((\frac{f}{g})x = \frac{f(x)}{g(x)} , g(x) \neq 0\)
* Hàm hợp (Composition of functions)
- \((fog)(x) = f(g(x)) \)
Ví dụ: Cho \(f(x) = 2x + 3 \) và \(g(x) = x^{2} \) => \((fog)(x) = f(g(x)) = 2 x^{2} + 3 \)
V, Phép biến đổi của hàm số
- Theo trục hoành (Hozirontally):
+ \(y = f(x+a) \) - Dịch đồ thị hàm số qua trái a đơn vị
+ \(y = f(x-a) \) - Dịch đồ thị hàm số qua phải a đơn vị
-Theo trục tung (Vertically):
+ \(y = f(x) + b \) - Dịch đồ thị hàm số lên trên b đơn vị
+ \(y = f(x) - b \) - Dịch đồ thị hàm số xuống dưới b đơn vị
* Đối xứng (Reflection):
* Co giãn (Dilation)
+ Co giãn đồ thị theo trục hoành c lần (\(c \neq 0 \)) : \[ f(x) = \begin{cases} y = f(cx) \\ y = f( \frac{1}{c} x). \end{cases} \]
+ Co giãn đồ thị theo trục tung c lần (\(c \neq 0 \)): \[ f(x) = \begin{cases} y = cf(x) \\ y = \frac{1}{c}f(x). \end{cases} \]
Bài tập:
Bài 1: Tìm tập xác định của các hàm số sauBài 2: Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số sau:
P/s: Đáp án của bài tập và tài liệu nghiên cứu thêm (nếu cần) được tổng hợp ở link dưới sau:
0 Nhận xét